Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Hát Với Nhau Thu Hút Khách Hàng
Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Hát Với Nhau
Thị trường cà phê vốn sôi động với sự xuất hiện của nhiều hình thức khác nhau, trong đó, cafe hát với nhau cũng là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu kinh doanh. Mặc dù, mô hình này không chịu sự cạnh tranh nhiều nhưng muốn thu hút được khách hàng, các chủ quán vẫn cần ghi nhớ một vài kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau hiệu quả.
Quán cafe hát với nhau là một lựa chọn “khó nhằn” cho những chủ quán mới bắt đầu kinh doanh quán cafe chưa có nhiều kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau, bởi dù không có nhiều đối thủ trực tiếp nhưng bù lại phải cạnh tranh với cả quán cafe truyền thống và acoustic. Những kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng.
1. Chú trọng đầu tư cho chất lượng âm thanh và khả năng cách âm
Có thể nói, với mô hình cafe hát với nhau âm thanh là yếu tố quan trọng quyết định đến việc có quay lại quán của khách hay không. Bên cạnh đó, việc đảm bảo cách âm giúp bạn hạn chế việc làm phiền đến khu vực xung quanh khiến bạn dễ rơi vào những rắc rối, nhất là khi đã có những quy định về tiếng ồn được ban hành. Do đó, kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau bạn cần lưu ý là trang bị hệ thống âm thanh chất lượng và tuân thủ cách âm.
1.1. Đầu tư cho chất lượng âm thanh:
Sai lầm trong kế hoạch mà các chủ sở hữu thiếu kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau dễ dàng gặp phải chính là không dành đủ chi phí đầu tiên cho hệ thống âm thanh của quán như loa hay micro. Họ thường cho rằng các khách hàng tìm đến quán cafe hát với nhau để thư giãn và hát cho vui, nhưng thực ra, điều này sẽ làm hạn chế mức độ thu hút vì nó sẽ là cản trở khiến bạn khó mời được các ca sĩ đến giao lưu với quán. Chưa kể, nếu âm thanh không đủ chất lượng sẽ hay bị rè hoặc bị tình trạng âm vang khiến cho trải nghiệm khách hàng tại quán bị “mất điểm” đáng kể.
Một kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau mà bạn cần ghi nhớ là dù muốn tiết kiệm chi phí, bạn hãy hạn chế mua lại các dụng cụ âm thanh nếu không có khả năng kiểm tra chất lượng. Vì nếu bạn rành về các đồ dùng điện tử này, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang” do mua phải đồ hư hay không đảm bảo được chất lượng. Ngoài ra, một lưu ý mà theo kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau của nhiều người bạn nên nhớ là hãy lựa chọn dụng cụ đúng công suất bạn cần, tránh mua đồ dùng dư hay thiếu công suất. Nếu dư thì bạn sẽ phải lãng phí tiền điện trong khi đó không đủ sẽ khiến bạn không đạt được chất lượng mong muốn.
1.2. Đảm bảo khả năng cách âm cho quán
Vấn đề tiếp theo mà các chủ quán cần để ý đến chính là việc cách âm của quán gồm cả cách âm trong quán cafe hát với nhau của bạn lẫn tiếng ồn từ bên ngoài. Bởi để giảm tiếng ồn, đa phần các quán sẽ sử dụng mút cách âm được trang bị thêm từ lúc đang xây dựng quán. Do đó, bạn cần đảm bảo loại mút chọn đủ dày để ngăn tiếng ồn ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh, nhất là nếu quán bạn mở cửa trễ sau 11 giờ.
Trong trường hợp đã tính toán nhưng tiếng ồn vượt mức âm lượng dự kiến, một cách bạn có thể cải thiện là hãy sử dụng thêm rèm vải hoặc tạo bề mặt gồ ghề cho vách tường. Tiếng ồn sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế việc bị các âm thanh phía ngoài ảnh hưởng đến quán, đặc biệt nếu quán mở ở vị trí đường lớn, nơi có nhiều xe cộ lưu thông. Thì lời khuyên dựa kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau dành cho bạn là hãy lắp kính cách âm cho quán hoặc nếu quán là không gian khép kín, bạn có thể sử dụng cửa gỗ cách âm để ngăn tiếng ồn từ bên ngoài.
2. Định vị phong cách âm nhạc quán
Điều này có thể nghe hơi lạ lẫm nhưng theo kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau được rút ra từ các thất bại của người đi trước, chính là bạn cần chọn cho mình một phong cách âm nhạc phù hợp. Bởi nó là yếu tố thể hiện được đâu là nhóm khách tiềm năng của bạn, từ đó có những phương án phù hợp. Đồng thời, nếu không chọn cho mình phong cách âm nhạc chính, quán bạn sẽ bị khách hàng đánh giá là không có “gu”, đặc biệt là nếu bạn có dự định muốn quán theo đuổi những dòng nhạc đặc biệt như jazz, soul hay rock chẳng hạn.
Chẳng hạn nếu như bạn chọn phục vụ nhạc rock, bạn sẽ cần tạo cho quán một thiết kế bụi bặm, các thức uống tạo nên cũng phải cá tính, thậm chí, bạn sẽ phải tăng khả năng cách âm cho quán. Bên cạnh đó, đảm bảo trang bị cho họ các nhạc cụ đặc trưng như trống hay guitar điện. Có thể thấy việc xác định phong cách âm nhạc cho quán là vô cùng cần thiết, bởi theo kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau nếu không chọn cho mình dòng nhạc đặc trưng, quán bạn sẽ khó có được khách hàng trung thành, những người được xem là nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho quán.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Ăn Vặt Quan Trọng Cần Nhớ
3. Lên ý tưởng thiết kế và trang trí phù hợp
Thêm một kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau thu hút khách hàng chính là xây dựng cho quán phong cách thiết kế và trang trí phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng, dòng nhạc chính theo đuổi và nét đặc trưng của quán. Sau khi có được thể loại âm nhạc chính, lúc này bạn cần chọn cho mình cách thiết kế quán cafe sao cho hài hòa và mang được những đặc trưng khiến khách hàng phải ấn tượng.
Nếu bạn chọn phục vụ khách hàng hát với nhau dòng nhạc jazz hay pop-ballad nhẹ nhàng thì hãy trang trí quán như một phòng trà với nội thật là các ghế bành bọc da hoặc ghế bọc nhung và quán được trang trí với những tấm rèm nhung đỏ kèm với ánh nến. Chắc hẳn, với phong cách này, những vị khách tìm đến quán cafe hát với nhau của bạn sẽ biết ngay được dòng nhạc chính là gì để từ đó họ dễ dàng thả mình vào buổi ca nhạc và cảm thấy hài lòng. Thậm chí, họ sẵn sàng ghé lại quán nhiều lần khác, bởi với âm nhạc, chỉ khi cảm nhận được sự đồng điệu, họ mới trở thành khách hàng quen của quán.
Mở quán cafe hát với nhau sẽ đòi hỏi bạn phải đặt rất nhiều tâm tư và công sức nếu muốn thành công. Những kinh nghiệm mở quán cafe hát với nhau sẽ giúp các chủ quán có được các lời khuyên để tạo ấn tượng và thu hút được khách hàng đến với quán cafe hát với nhau của bạn.
Nguồn FnB Việt Nam
Nhận Xét