6 Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Ăn Sáng Các Chủ Quán Cần Nhớ
Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Ăn Sáng
Từ lâu, cafe ăn sáng là một nét sinh hoạt độc đáo bởi đó là cơ hội để gia đình gặp gỡ, bạn bè họp mặt cũng như làm việc với đối tác. Do đó, đây là mô hình được khá nhiều chủ quán quan tâm, nhưng để sở hữu một quán cafe ăn sáng hoạt động hiệu quả, hãy chú ý những kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng hữu ích được chia sẻ.
Có thể nói, kinh doanh quán cafe là lĩnh vực giữ được sức “nóng” đối với các nhà đầu tư, không chỉ bởi nhu cầu ổn định mà còn nhờ sự đa dạng hình thức. Với những ai có dự định kinh doanh và có chiến lược mở quán cafe ăn sáng, thì 3 điều nên làm và 3 điều không nên làm theo kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng sẽ là định hướng để bạn xây dựng quán hiệu quả.
1. 3 điều cần làm giúp bạn thành công khi lựa chọn mô hình cafe ăn sáng:
Với những kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng, dưới đây là 3 yếu tố quan trọng mà các chủ quán cần thực hiện nếu muốn quán của mình thu được lợi nhuận.
1.1. Tinh gọn menu
Khi mới bắt đầu, hầu hết các chủ quán thiếu kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng thường cho rằng bởi quán phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nên cần một menu đủ đa dạng để đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn là cách nghĩ sai lầm, bởi “9 người 10 ý” cho nên dù bạn có làm thực đơn “dài” mấy tờ A4 thì vẫn không thể nào làm hài lòng toàn bộ thực khách.
Do đó, cách hiệu quả mà những người có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng khuyên bạn là hãy tinh gọn menu, vì một thực đơn ngắn gọn không chỉ giúp quán của bạn tăng hiệu quả mà còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian do họ dễ dàng lựa chọn hơn. Thông thường, nếu bạn đưa thực đơn, khách hàng sẽ không đọc hết hoặc có đọc toàn bộ, họ cũng sẽ bối rối và hoang mang bởi quá nhiều món ăn. Cho nên, bạn hãy thiết kế menu với 2 – 3 loại thức ăn chẳng hạn như món cơm, món nước, món bánh mì với khoảng 3 – 4 món ăn cho từng nhóm. Để hiệu quả, thời gian đầu, bạn có thể thử nghiệm nhiều món ăn khác nhau nhưng nhớ giữ số lượng cố định từ 12 – 15 món nhằm tham khảo xem đâu là món được thực khách ưa chuộng, sau đó, bạn lấy những món ăn đó làm menu chính thức.
Một lưu ý nhỏ khi xây dựng menu theo kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng là thực khách sẽ thường chú ý đến món đầu và cuối cùng của một trang thực đơn nên bạn hãy ưu tiên các món ngon nhất hoặc mang lại nhiều lợi nhuận vào vị trí này. Nếu là menu kiểu hai trang thì phần đầu góc phải sẽ nhận được ưu tiên của khách, do đó, bạn hãy sử dụng vị trí này hiệu quả để đạt được mục tiêu mong muốn. Bên cạnh đó, hãy thêm các món ăn “signature – đặc trưng” của quán để gây ấn tượng sâu sắc với thực khách.
1.2. Xây dựng phong cách độc đáo
Yếu tố gây thiện cảm cho khách hàng từ lúc đặt chân vào đến khi ra về chính là phong cách chủ đạo của quán. Tuy nhiên, có không ít chủ quán chưa có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng thường gặp phải lỗi này chính là “đóng khung” hình thức của quán. Khi nhắc đến mô hình cafe ăn sáng, các quán gần như khá giống nhau khi đa phần lựa chọn xây dựng thiết kế quán cafe ăn sáng kiểu sân vườn, nhưng thực tế, có vô vàn kiểu bạn có thể lựa chọn, chỉ cần bạn tạo sự gắn kết hài hòa.
Điển hình như, bạn thích và dự định xây dựng quán cafe ăn sáng kiểu hiện đại, mang phong cách Tây phương, vậy thì hãy mạnh dạn thực hiện, nhưng lúc này điều bạn cần chú ý là nên lên một menu kiểu Âu, và phong cách nổi bật là bữa ăn brunch – tức là những món được dùng vào khoảng giữa bữa sáng với bữa trưa cỡ 9 giờ đến 11 giờ – gồm các món mặn như bánh mì ăn cùng trứng và thịt xông khói, thậm chí là món ngọt như bánh tổ ong (waffle) ăn cùng các loại mật ong, mứt và trái cây. Còn nếu bạn thích phục vụ món Việt, thì có thể tham khảo phong cách thiết kế kiểu truyền thống ngày xưa để tạo nên sự mới lạ cho thực khách hoặc bạn vẫn có thể kết hợp với kiểu thiết kế mới mẻ, hợp xu hướng hơn. Chỉ cần bạn phối hợp dụng cụ như ly, chén, bát, đũa phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể.
1.3. Tăng tốc độ phục vụ
Một điều bạn cần làm nữa theo kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng là hãy đảm bảo tốc độ phục vụ của quán. Điều này được lý giải bởi trong ngày thường, khách hàng chính sẽ là dân văn phòng – những người vốn không có nhiều thời gian – nên bạn cần chắc chắn chế biến và phục vụ món một cách nhanh chóng. Trong khi đó, ngày cuối tuần, gia đình sẽ ưu tiên lựa chọn mô hình quán cafe ăn sáng, khi đó, các thực khách “nhí” sẽ là người cần được dùng món với thời gian chờ đợi ngắn nhất.
Kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng giúp bạn tối ưu hóa thời gian chờ đợi và phục vụ là với các món nước, hãy trình bày sẵn món ăn và luôn đun nóng nước dùng, khi khách hàng gọi món, bạn chỉ cần chan nước vào là món đã hoàn thành. Còn với các món bánh mì, hãy luôn giữ ấm bánh mì bằng lò nướng, khi có đơn gọi, nhân viên chỉ cần chế biến các món ăn kèm là món đã sẵn sàng thay vì tốn thêm thời gian nướng bánh mì. Đồng thời, thời gian chuẩn bị sẽ được rút ngắn nếu bạn thiết kế menu hiệu quả bởi đầu bếp có thể tập trung chế biến vào một số món nhất định cũng như sơ chế sẵn các món để tiết kiệm thời gian.
2. 3 điều nên hạn chế để tránh thất bại khi kinh doanh cafe ăn sáng:
2.1. Tuyệt đối không để hết món
Đa số những người chưa đủ kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng muốn có menu đa dạng một chút nên thêm vào một số món ăn, nhưng sau đó, vì chi phí dự trữ và bảo quản nguyên liệu quá tốn kém, khiến món ăn luôn trong tình trạng hết hàng. Bạn cần tuyệt đối tránh xa lỗi này, bởi khi quyết định để món xuất hiện hãy chắc rằng bạn có thể phục vụ khách hàng. Vì nếu lần nào khách cũng muốn ăn thử món ăn này do họ nghĩ rằng món hết hàng là món ngon, nhưng không lần nào dùng được món, sẽ dễ khiến khách tức giận và không hẹn ngày quay lại.
Theo những chủ quán có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng, nếu bạn muốn giảm chi phí tồn kho thành phần nguyên liệu các món ăn độc đáo, tạo thương hiệu cho quán, bạn vẫn có thể để món trên menu, nhưng hãy nhớ ghi chú ý cho khách như: “Do món ăn cần có thời gian chuẩn bị, quý khách vui lòng đặt món trước 1 – 2 ngày.” Cách này vừa giúp bạn thu hút khách hàng thử món vừa làm hài lòng họ thay vì câu nói hết món.
Bên cạnh đó, nếu sau một thời gian kinh doanh, bạn nhận thấy có 1 – 2 món luôn hết sớm hơn các món khác thì khi đó, hãy nhớ điều chỉnh lại số lượng nguyên liệu dự trữ để đảm bảo toàn bộ khách hàng đều gọi được món ưa thích. Hãy nhớ rằng đảm bảo khách luôn được thưởng thức món họ mong đợi bởi chẳng ai muốn bắt đầu ngày mới với sự bực mình.
2.2. Mở cửa trễ
Đây có lẽ là lưu ý dành cho các bạn trẻ mới khởi nghiệp kinh doanh chưa có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng, đó là khi chọn mô hình này, hãy chắc chắn bạn mở cửa đủ sớm để đón tiếp và phục vụ khách hàng. Thông thường, người Việt ăn sáng khá sớm để phù hợp giờ đi học, đi làm, nên hãy cân nhắc thời gian mở cửa phù hợp.
Muốn có giờ mở quán chính xác, bạn nên quan sát vị trí xung quanh quán của mình bằng cách xem xét gần đó có trường học, công ty nào không và giờ làm việc của họ thường rơi khung giờ nào. Nếu có trường học, phụ huynh sẽ đưa con đi học sớm và chọn dùng bữa cho tới khi đến giờ làm việc, thì khung giờ 6 giờ 30 đến 7 giờ là lý tưởng. Còn nếu là văn phòng, hãy mở cửa lúc 7 giờ nếu giờ làm việc là 8 giờ – 8 giờ 30 và 7 giờ 30 đối với nơi làm việc từ 9 giờ. Riêng ngày cuối tuần bạn có thể mở trễ hơn.
Cách thứ hai là tự nghiên cứu từ chính khách hàng của mình bằng cách xem xét đâu là khung giờ bạn đón đông khách nhất và so sánh xem quán phục vụ kịp không, nếu không hãy mở cửa sớm hơn. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng là một yếu tố khá quan trọng mà theo nhiều người có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng, bạn cần tính toán thật chính xác.
2.3. Chú trọng vào chất lượng của mỗi món ăn hay thức uống
Một lỗi sai cũng quan trọng không kém mà những người có kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng lưu ý là đừng chú trọng vào mỗi chất lượng của món ăn hay thức uống. Tức món ăn ngon thì thức uống bình thường và ngược lại. Thực ra, đây là suy nghĩ khá rủi ro, bởi không phải ai đến quán cũng dùng cả món ăn sáng và thức uống, do đó, bạn cần đảm bảo quán của bạn gây ấn tượng từ chất lượng của cả món ăn lẫn đồ uống.
Bởi khách hàng thường nghĩ quán này bán thức ăn ngon chắc thức uống cũng tuyệt vời và tương tự với đồ uống. Vì thế, hãy chắc rằng bạn làm ra món ăn lẫn đồ uống chất lượng. Do đó là yếu tố khiến khách hàng muốn quay lại và giới thiệu quán của bạn cho những người xung quanh. Bạn cần nhớ rằng, chất lượng là điều giúp giữ chân khách hàng và biến họ trở thành những vị khách trung thành, vì thế, đừng lơ là hay chọn đánh đổi mà hãy tập trung tạo nên cả món ăn và thức uống đạt chất lượng.
Nhận Xét