Mô Hình Kinh Doanh Mở Quán Cafe Starbucks Tại Việt Nam
Mở Quán Cafe Starbucks
Là thương hiệu cafe nổi tiếng hàng đầu trên thế giới với hơn 32 nghìn cửa hàng trên khắp 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Starbucks ngày càng khẳng định vị thế và giá trị của mình trong ngành F&B nói chung và thị trường cafe nói riêng. Với vai trò là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất tại Mỹ, Starbucks mỗi năm đều đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế trong từng khu vực. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề mở quán cafe Starbucks, vậy hãy cùng đọc bài viết “Mô Hình Kinh Doanh Mở Quán Cafe Starbucks Tại Việt Nam” này để tìm hiểu thêm nhé.
Về thương hiệu cafe Starbucks
Starbucks lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1971 với hình thức là một quán cafe nhỏ ven đường do ba chàng sinh viên bao gồm Zev Siegl, Jerry Baldwin và Gordon Bowker thành lập. Mục đích ban đầu khi mở quán cafe Starbucks của họ chỉ đơn thuần bán những hạt cafe rang sẵn và các loại thiết bị máy móc pha chế chúng, đặc biệt họ còn tặng kèm cà phê pha sẵn nhằm thu hút và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Trong thời gian đầu mở quán cafe Starbucks, nguồn hàng cà phê của họ được mua từ ông chủ Peet, về sau họ mua lại cả thương hiệu Peet’s Coffee.
Sự chuyển mình của Starbucks vươn lên thành thương hiệu cafe nổi tiếng hàng đầu thế giới bắt đầu khi Howard Schultz – từng là Giám đốc Điều hành của Starbucks mua lại thương hiệu. Sau quá trình 10 năm làm việc tại đây, ông nhận thấy Starbucks hoàn toàn có khả năng mở rộng kinh doanh nhưng chủ sở hữu lúc bấy giờ không đồng ý. Do đó, ông đã quyết định tách ra kinh doanh riêng, đến năm 1986, ông mua lại Starbucks và sáp nhập cùng cửa hàng của mình.
Chỉ trong thời gian ngắn hoạt động, Starbucks đã nhanh chóng phát triển thành 425 cửa hàng vào năm 1994, và tiếp tục mở rộng không ngừng đến con số 19.767 cửa hàng vào năm 2003, cũng đồng thời được mệnh danh là thương hiệu cafe lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán đạt 51.6 tỷ USD. Tính đến đầu năm 2021, thương hiệu cafe Starbucks đã sở hữu hơn 32 nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, trong đó có 51% cửa hàng do công ty điều hành.
Starbucks tiến vào thị trường Việt Nam như thế nào?
Không giống nhiều thương hiệu khác cùng kinh doanh quán cafe trong ngành F&B khi tiến vào thị trường Việt Nam thường sẽ áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại, hoặc liên doanh, liên kết với một đối tác trong nước, Starbucks lại lựa chọn một doanh nghiệp nước ngoài. Mà cụ thể là ký hợp đồng nhượng quyền với công ty con là Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt của Tập đoàn HongKong Maxim Group – một thương hiệu sản xuất bánh trung thu số 1 tại Hongkong từ năm 1998 đến nay, đây cũng chính là tập đoàn đã đưa Starbucks xâm nhập vào Hongkong và Macao.
Như vậy, dễ dàng hiểu được định hướng của Starbucks là tập trung tìm kiếm và lựa chọn đối tác có quy mô và năng lực quản lý chuỗi hiệu quả – cũng là điểm mà doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó vẫn chưa thật sự vững chắc và còn nhiều thiếu sót. Có thể thấy, Starbucks đã tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn thận về thị trường Việt Nam trước khi bắt tay vào phát triển thương hiệu tại đây.
Kinh doanh mở quán cafe Starbucks tại Việt Nam không đơn giản
Mở quán cafe Starbucks đầu tiên tại thị trường vốn có nền văn hóa cafe như Việt Nam vào năm 2013 đã thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng và được nhận định sẽ nhanh chóng càn quét thị trường tiềm năng trong khoảng thời gian tới. Nhưng rồi thực tế cho thấy sau 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Starbucks chỉ mới khai trương 70 cửa hàng tại 5 thành phố lớn bao gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Nha Trang.
Nguyên do dẫn đến mở quán cafe Starbucks gặp trở ngại tại thị trường Việt Nam có thể kể đến là thói quen uống cafe của người tiêu dùng Việt chủ yếu dùng cà phê Robusta có hương vị thơm nồng và đậm đà hơn hẳn so với cà phê Arabica mà Starbucks sử dụng. Việc không thể điều chỉnh hương vị cafe để phù hợp với khẩu vị khách hàng Việt là yếu tố khiến Starbucks không thể đánh bại các thương hiệu cafe trong nước như Trung Nguyên hay Highlands. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cà phê Arabica cũng cao hơn rất nhiều so với cà phê Robusta dẫn đến giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên cao. Không nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao cho một cốc cà phê để có những trải nghiệm sang trọng, sành điệu và cao cấp như định vị thương hiệu của Starbucks.
Ngoài ra, khi mở quán cafe Starbucks thì vấn đề tìm kiếm đối tác và tuyển dụng nhân sự cũng gặp nhiều thử thách khiến Starbucks vẫn chưa thể tối ưu giải pháp để mở rộng thương hiệu tại các tỉnh thành khác tại thị trường Việt Nam. Bởi, chẳng hạn như nếu một thành phố có khoảng 20 cửa hàng tương đương với 100 nhân sự thì khi cần sẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau, nhưng nếu chỉ mở quán cafe Starbucks đơn lẻ thì sẽ phải điều động nhân sự từ TPHCM hoặc Hà Nội. Việc tìm kiếm đối tác tại các tỉnh thành khác cũng khó tìm được nguồn cung cấp có chất lượng dịch vụ tốt như các thành phố lớn được.
Tuy nhiên, trước tất cả những điều này, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam nhìn nhận đây vừa là thử thách vừa là cơ hội cho cả Starbucks cùng người tiêu dùng Việt. Bà cho biết trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực phát triển và nghiên cứu thêm các địa điểm khác tại những thành phố mới chẳng hạn như Vinh, Quy Nhơn,… để mở quán cafe Starbucks.
Điều kiện để hợp tác nhượng quyền mở quán cafe Starbucks
Ngay từ những tin tức đầu tiên về việc Starbucks sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước, khi nhiều bên tích cực chuẩn bị tiềm lực để sẵn sàng cạnh tranh, nhiều bên lại lựa chọn tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương hiệu mở quán cafe Starbucks.
Hiện nay, các thông tin về nhượng quyền mở quán cafe Starbucks tại Việt Nam không nhiều, nhưng với các cửa hàng Starbucks trên khắp thế giới chủ yếu được vận hành theo ba hình thức kinh doanh bao gồm: do chính công ty chủ quản của Starbucks thành lập và điều hành (chiếm 51%); Starbucks liên doanh với một doanh nghiệp trong nước để thành lập và điều hành; cuối cùng là được Starbucks cấp phép hoạt động và quản lý (% rất ít). Nhằm có thể kiểm soát chặt chẽ để phát triển thương hiệu vững chắc, các đối tác của Starbucks cũng phải đáp ứng được những tiêu chí khắt khe do thương hiệu đặt ra như vị trí, diện tích, quy mô kinh doanh và năng lực quản lý,… Bên cạnh những tiêu chí đó, Starbucks thường chọn đối tác là các sân bay, hệ thống chuỗi nhà hàng nổi tiếng, các trung tâm thương mại và trường đại học.
Tổng chi phí nhượng quyền để mở quán cafe Starbucks đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác, nhưng theo Hội đồng Nhượng quyền Thế Giới dự đoán thì mức chi phí có thể lên đến 500.000 USD (tương đương với hơn 11 tỷ VNĐ).
Xem thêm: 10 Thương Hiệu Mở Quán Cà Phê Nhượng Quyền Siêu Lợi Nhuận
Starbucks là thương hiệu cafe nổi tiếng và thành công hàng đầu thế giới, nhưng khi bước vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ gặp không ít những trở ngại do khác biệt về văn hóa và nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, Starbucks vẫn đang từng ngày nghiên cứu và cải thiện để có thể hòa nhập với văn hóa của khách hàng Việt. Bài viết Mô Hình Kinh Doanh Mở Quán Cafe Starbucks Tại Việt Nam hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về thương hiệu mà bạn đang quan tâm.
Nguồn FnB Việt Nam
Nhận Xét