Mở quán cafe với 200 triệu dễ hay khó?
Mở quán cafe với 200 triệu
Cafe không chỉ là một thức uống đơn thuần mà nó còn là một nét văn hóa của người Việt. Quán cafe góp mặt trong khắp các sinh hoạt đời sống của mọi người, là nơi dành cho các cặp đôi chuyện trò tâm sự, chỗ lý tưởng để đám bạn tụ tập tán dốc, nơi mở đầu cho các cuộc làm ăn hay đơn thuần chỉ là nơi để hoài niệm và suy ngẫm về cuộc sống.
Nhận thấy tiềm năng khi kinh doanh quán cafe, nhiều người đã lựa chọn mô hình này để khởi nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một số vốn lớn để khởi nghiệp. Vậy nên câu hỏi được nhiều người đặt ra là mở quán cafe với 200 triệu dễ hay khó? Cần phân bố ngân sách thế nào cho hợp lý?
Một số lưu ý khi mở quán cafe với 200 triệu
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm, phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể thu hồi lại vốn khi kinh doanh quán cafe. Vì vậy trong những tháng đầu, bạn nên chuẩn bị tâm lý khi doanh thu của quán không đạt như mong đợi và phải bù lỗ để duy trì hoạt động của quán. Nên việc dự trù một khoản chi phí dự phòng là điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn kinh doanh thành công.
Xem thêm: Mở quán cafe rang xay cần bao nhiêu vốn?
Cần phân bố chi phí như thế nào khi mở quán cafe với 200 triệu?
1. Chi phí thuê mặt bằng
Khi đã xác định được chi phí dự tính cho quán, bạn nên lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp. Việc lựa chọn địa điểm để mở quán cafe với 200 triệu là không hề dễ. Nên lựa chọn khu vực có giao thông thuận lợi, tập trung đông đúc các khách hàng mục tiêu. Quán không cần phải quá rộng nhưng nên thoáng mát và có chỗ để xe thoải mái.
Không nên vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn những mặt bằng nhỏ hẹp, ít người sinh sống xung quanh. Hoặc là những địa điểm đã có rất nhiều quán cafe đang hoạt động, vì nếu mở tại những địa điểm như thế này thì quán sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn.
2. Chi phí pháp lý
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam khi muốn kinh doanh bất cứ mô hình nào đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước. Vì vậy, để quá trình kinh doanh quán cafe thuận lợi thì bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh. Chi phí cấp phép kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng ký kinh doanh,…
3. Chi phí trang trí và thiết kế
Trang trí và thiết kế quán cafe là một trong những bước quan trọng giúp thu hút khách hàng. Chi phí này nhiều hay ít tùy thuộc vào diện tích và cách bạn trang trí quán như thế nào. Có thể kể đến một số chi phí như: bàn ghế, bảng hiệu, các đồ trang trí, âm thanh, ánh sáng,…Bạn có thể mua lại vật dụng, đồ dùng thanh lý từ các tiệm đồ cũ chất lượng hoặc các quán cafe sang lại để tiết kiệm chi phí.
4. Chi phí nguyên vật liệu và máy móc
5. Chi phí thuê nhân viên
Tùy vào quy mô mà bạn có thể ước lượng số lượng nhân viên cần có của quán cafe như: nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, bảo vệ,…Nếu chỉ mới khởi nghiệp, bạn nên tận dụng nguồn lao động để tiết kiệm chi phí, khi quán bắt đầu đông khách thì bạn có thể thuê thêm nhân viên để hỗ trợ.
Nhận Xét