Hướng dẫn mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì?
Mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì
Bạn có đam mê và muốn khởi nghiệp quán cà phê cho riêng mình? Nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm và không biết làm thế nào để kinh doanh quán cà phê hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng? Đặc biệt, không biết mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì?
Để thành công ở thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay là không dễ, bạn phải có vốn kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Đừng lo, bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên để có thể khởi nghiệp và phát triển quán tốt hơn.
Hướng dẫn mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? (Nguồn ảnh: Internet)
5 bước mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì để thành công
Chuẩn bị vốn đầu tư và mục tiêu kinh doanh
Một trong những việc đầu tiên khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? Đó chính là vốn. Để thực thi ý tưởng kinh doanh quán cà phê của mình thì bắt buộc bạn cần có một sốt vốn nhất định. Vậy nên, nguồn vốn đầu tư quán cà phê là vô cùng quan trọng, nó quyết định quy mô, loại hình, phong cách mà bạn sẽ triển khai.
Bên cạnh đó, để sử dụng nguồn vốn hợp lý bạn phải nắm được khi mở quán cà phê phải chi trả những khoản phí nào:
Chi phí cố định: Vốn sử dụng cho chi phí đầu tư ban đầu bao gồm chi phí thuê mặt bằng, thiết kế quán, trang trí nội thất, mua sắm thiết bị pha chế,…
Chi phí duy trì: Lương nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, điện nước, quảng cáo,…
Lập một danh sách mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì, sẽ giúp bạn phân bổ nguồn ngân sách hợp lý và tiện theo dõi. Nên linh hoạt thay đổi để phù hợp với thực tế và mong muốn của bản thân.
Xác định vốn đầu tư là bao nhiêu để có kế hoạch chi tiêu hợp lý (Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? chắc chắn là việc xác định mục tiêu kinh doanh của quán mình. Đây gần như là kim chỉ nan giúp bạn định hướng được những công việc sắp tới mình phải làm là gì, làm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Chẳng hạn, bạn nên đưa ra mục tiêu kinh doanh của quán cà phê mình bằng những số liệu cụ thể:
Lượng khách hàng biết và đến quán trong 3 tháng đầu?
Trong 6 tháng doanh thu tối thiểu phải đạt được là?
Phải thu hồi vốn đã bỏ ra trong 6 tháng hay không?
Sau bao lâu thì mở chi nhánh thứ hai?
….
Nên đưa ra mục tiêu hợp lý dựa vào tiềm lựa của quán cà phê bạn, đừng đưa ra những con số viển vông, không thực tế và không có khả năng thực hiện được.
Xác định khách hàng và phong cách quán cà phê
Điều tiếp theo bạn cần giải đáp khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? Đó chính là bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của quán mình là ai? Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người kinh doanh hay người lao động,… Mỗi tệp khách hàng sẽ có những xu hướng, sở thích và đặc điểm khác nhau. Vậy nên, xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng được ý tưởng, phương thức và mô hình quán cà phê hiệu quả nhằm thu hút khách hàng biết đến quán cà phê.
Đồng thời, việc xác định phong cách quán cà phê cũng rất quan trọng, nó đem đến ấn tượng đầu tiên cho khách hàng. Nếu bạn tạo ra được điểm nhấn trong phong cách, thì sẽ giành được sự yêu thích của khách hàng và có thể khiến họ ghé lại quán lần tiếp theo. Do đó, hãy thiết kế quán với phong cách độc đáo, nổi bật và phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến:
Người lao động thích phong cách đơn giản, bình dị với khoảng không gian mở, thoải mái ngoài trời, thiên nhiên,…
Dân công sở lại thích phong cách hiện đại, không gian yên tĩnh, có máy lạnh để làm việc, nghỉ ngơi.
Học sinh, sinh viên thì thích phong cách độc đáo, ấn tượng cùng không gian thoải mái, để vui chơi, học hành, sáng tạo,…
Gia đình lại thích phong cách tiện nghi, không gian ấm áp, có khu vui chơi riêng cho trẻ nhỏ.
Thiết kế quán là công việc không thể thiếu khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì (Nguồn ảnh: Internet)
Nhân viên, nguyên liệu và trang thiết bị pha chế
Bước tiếp theo bạn cần phải làm trong danh sách mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì, đó là tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Hãy để khách hàng có những trải nghiệm tốt khi đến quán bằng thái độ nhiệt tình, vui vẻ, gần gũi, chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế cho đến nhân viên giữ xe.
Bên cạnh đó, bí quyết giúp bạn giữ chân được khách hàng khi mở quán cà phê đó chính là chất lượng đồ uống cùng mức giá phù hợp. Vì vậy, bạn cần tìm và chọn những nhà cung cấp cà phê nguyên chất lâu năm, uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
Đừng quên đầu tư một số trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho việc pha chế và bảo quản nguyên liệu như: Tủ lạnh, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, bình lắc kem,…
Hoàn thành thủ tục pháp lý
Để quá trình kinh doanh quán cà phê diễn ra suôn sẻ thì bắt buộc bạn phải hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý theo đúng quy định pháp luật, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ và xin các giấy tờ như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Đây là bước không thể thiếu trong danh mục mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? Bạn cần lưu tâm và thực hiện.
Kế hoạch truyền thông
Một kế hoạch truyền thông nhằm thu hút khách hàng là việc cuối cùng cần làm khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì. Hãy lên chiến lược cụ thể và chi tiết từng bước, phát huy ưu điểm của quán cà phê giúp tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức.
Phát tờ rơi, voucher, poster quảng cáo,…
Xây dựng thương hiệu quán trên những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,…
Chạy quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng gần khu vực quán.
Làm xe đẩy lưu động mời dùng thử đồ uống.
Hoặc có thể sử dụng những phương pháp lan truyền rộng rãi như:
Chia sẻ thông tin, hình ảnh lên facebook cá nhân, group địa điểm mình mở quán cà phê,…
Tận dụng mối quan hệ bè bạn, người thân trong gia đình, đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới để quảng bá đến nhiều khách hàng.
Bạn cũng nên đầu tư bộ nhận diện thương hiệu cho quán bao gồm logo, bảng hiệu, đồng phục nhân viên, logo được in trên ly, cốc hay quà tặng dành cho khách.
Nên đầu tư bộ nhận diện thương hiệu cho quán để tạo ấn tượng trong lòng khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)
Trên đây là những bước cần lưu ý khi mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chuẩn bị kỹ càng cho quá trình kinh doanh của mình.
Nhận Xét