8 Bước Mở Quán Cafe Cần Chuẩn Bị Những Gì?

 

Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì

Bạn đam mê cafe, muốn làm chủ kinh doanh quán cafe của riêng mình nhưng sợ thất bại, không tự tin vào khả năng của mình, chưa có kinh nghiệm. Vật mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? bắt đầu từ đâu?
Mở quán cafe bạn cần chuẩn bị những gì để bắt đầu? (Nguồn: Internet)

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe cần chuẩn bị những gì

Nói khách quan lĩnh vực kinh doanh quán cafe, nước giải khát vô cùng tiềm năng nhờ lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn nó mang lại. Thế nhưng, theo thống kê vào năm 2020, 65% các quán cafe mở khởi nghiệp đều gặp phải khó khăn dẫn đến thất bại, phá sản và chuyển nhượng lại. 
Thế nhưng đam mê mở quán cafe vẫn đang “bùng cháy” trong bạn thì phải làm sao? Đừng ngại khó khăn, hãy từng bước biến đam mê, ý tưởng của mình bằng hành động đúng đắn, hãy tìm hiểu kinh nghiệm mở quán cafe cần chuẩn bị những gì từ người đi trước để đút kết được kiến thức cho bản thân mình.

Các bước cần chuẩn bị khi mở quán cafe

Để gần hơn với đam mê và hiểu được các bước mở quán cafe cần chuẩn bị những gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu liệt kê dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng

Trước khi có dự định mở quán cafe bạn cần nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sở thích nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng bạn hướng đến, tìm hiểu những đối thủ trực tiếp gián tiếp có khả năng cạnh tranh và đánh giá tiềm năng của họ và kể cả quán của bạn.
Việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn nắm được trọng tâm việc mở quán cafe cần chuẩn bị những gì phù hợp nhất, không tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vào những định hướng không chính xác.

Bước 2: Lên chiến lược- kế hoạch chi tiết

Lên chiến lược hay bảng kế hoạch chi tiết ngoài việc giúp bạn định hướng được mở quán cafe cần chuẩn bị những gì mà đây còn là cách giúp bạn theo dõi công việc theo từng giai đoạn để xác nhận đã hoàn thành được mục tiêu chưa. Vì vậy  bảng kế hoạch cụ thể là bước vô cùng quan trọng và thường bao gồm các hạng mục sau:
Kế hoạch kinh doanh: Bảng kế hoạch kinh doanh sẽ hoạch định được chiến lược phát triển khi bạn mở quán cafe, thường sẽ áp dụng theo từng giai đoạn giúp định hướng được hướng đi, phương án tối ưu công việc, ngân sách, hàng mục và kiểm soát dễ dàng hơn. 
Vốn – Dòng tiền đầu tư: Chi phí mở quán cafe luôn là vấn đề đáng suy nghĩ nhất. Thế nên bạn phải tính toán được mức vốn bỏ ra ban đầu và chi phí hoạt động quán cho tới khi kinh doanh có lãi, ngoài ra phải dự trù kinh phí cho rủi ro. Tốt nhất hãy nhờ tư vấn từ những người đi trước hoặc các chuyên gia tài chính để nhận được lời khuyên hữu ích.
Nghiên cứu thị trường và khách hàng giúp bạn kinh doanh tốt hơn (Nguồn: Internet)

Bước 3: Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp

Sau khi nghiên cứu thị trường và kế hoạch mở quán cafe thì chắc hẳn bạn đã định hình mình sẽ lựa chọn loại hình kinh doanh quán cafe nào rồi phải không? Nhưng nếu chưa có thể lướt qua một số kiểu quán cafe sau:
  • Quán Cafe bệt, cóc vỉa hè, bình dân
Hình thức cafe này khá phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ tính bình dân, tiện lợi và đặc biệt chi phí mở quán cafe bình dân thấp, ít rủi ro và thích hợp với tất cả thực khách khác nhau.
  • Quán cafe sân vườn
Kinh doanh cafe sân vườn cần đầu tư vốn cao nên bạn cần vững tài chính theo kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng kết hợp với sân vườn cũng là một trong những ý tưởng khá phù hợp với dân văn phòng, người có thu nhập cao muốn trải nghiệm không gian thoáng, đẹp.
  • Quán cafe take away
Mở quán cafe take away cần bao nhiêu vốn được nhiều người đặt câu hỏi khi quan tâm đến loại hình cafe này và đây cũng thuộc top loại hình cafe ít tốn vốn nhất vì là dạng mang đi nên bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng, điện nước, nhân viên,…
  • Quán cafe Acoustic
Đây là dạng mô hình đầu tư chỉn chu về phần trải nghiệm âm nhạc của khách hàng với hệ thống âm thanh tốt cùng không gian mở giúp diễn ra các buổi giao lưu âm nhạc tốt nhất, đòi hỏi chủ quán phải tinh tế và đáp ứng tốt yêu cầu thưởng thức của khách hàng.
Ngoài ra còn rất nhiều mô hình quán cafe khác nhau như cafe nhượng quyền, cafe bóng đá, cafe sách, cafe làm việc,…loại nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào định hướng mà bạn lựa chọn.
Hãy lựa chọn mô hình cafe đúng với mục tiêu bạn muốn hướng đến (Nguồn: Internet)

Bước 4: Chọn địa điểm – Thiết kế quán

Địa điểm và cách thiết kế là 1 trong những yếu tố quyết định sự thành công của quán, vì vậy bạn phải lựa chọn địa điểm phù hợp.
– Phù hợp với vốn đầu tư: Chi phí đầu tư cho mặt bằng và thiết kế chiếm 20 – 30% tổng chi phí đầu tư
– Phù hợp với đối tượng hướng đến: Đối với giới trẻ bạn nên ưu tiên trường học, trung tâm thương mại, ký túc xá, mặt đường,…và thiết kế kiểu dáng hiện đại, trẻ trung, phá cách. Ngược lại đối với người trung niên, trưởng thành bạn nên lựa chọn những quán gần khu chung cư, cơ quan,…nhưng không quá gần mặt đường và tạo được không gian yên tĩnh, thoải mái cùng cách thiết kế nhẹ nhàng, thư giãn. Đặc biệt ngoài cafe take away ra thì các dạng khác cần ưu tiên địa điểm có chỗ để xe thuận tiện nhé!

Bước 5: Lên menu và tìm nguồn nguyên liệu – trang thiết bị pha chế

Menu quán cafe của bạn nên dựa vào sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng, hãy tìm hiểu những loại xu hướng hiện nay và đưa ra mức giá phù hợp nhưng cũng phải đảm bảo phần lợi nhuận.
Đặc biệt bạn phải tìm nguồn nguyên liệu chất lượng cùng nhân viên pha chế tốt, nếu có khả năng bạn cũng có thể học pha chế mở quán cafe để chủ động hơn trong việc thực hiện đam mê của mình. Ngoài ra bạn còn phải đầu tư cho các thiết bị pha chế như máy móc, cốc thìa,…nhưng nếu có thể hãy tạo ra phong cách riêng của quán qua những vật dụng phục vụ khách hàng.
Đầu tư vào thiết bị pha chế cafe sẽ đem đến những thức uống ngon nhất (Nguồn: Internet)

Bước 6: Tuyển dụng nhân sự và quản lý bán hàng

Không thể nào bạn có thể 1 mình làm tất cả mọi việc được, vì vậy việc tuyển chọn nhân sự cũng là 1 trong những công việc mà khi trả lời câu hỏi mở quán cafe cần chuẩn bị những gì bạn cần giải đáp
Tùy vào đầu tư và quy mô bạn nên ước lượng số lượng nhân viên cần có của quán cafe như: nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên trông xe, nhân viên dọn dẹp, nhân viên giao hàng,…Và còn 1 việc không thể thiếu chính là việc quản lý bán hàng, để tránh tình trạng xảy ra sai sót, gian lận chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, hỗ trợ quản lý nhân sự, công việc, tài chính của quán,…

Bước 7: Xin giấy phép kinh doanh hợp lệ

Nếu muốn phát triển mô hình kinh doanh quán cafe của mình hơn đòi hỏi bạn phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý, vì vậy trước khi quán cafe chính thức hoạt động hãy chuẩn bị sẵn những loại giấy tờ như: giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…

Bước 8: Phát triển quảng cáo Marketing 

Thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc quảng cáo đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn rất nhiều. Để giúp quán gia tăng doanh số thì quảng cáo là việc bắt buộc bạn phải làm, hãy đưa ra những chương trình truyền thông, giảm giá, khuyến mãi đặc biệt đến với khách hàng để giúp họ biết đến quán cafe của mình nhiều hơn nữa.
Đặc biệt ngoài việc phát tờ rơi, voucher, tặng quà, banner thì bạn đừng quên tận dụng mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, twitter, group, forum,…vì ở đó có một lượng khách hàng khủng mà bạn không ngờ đến.
Với những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán cafe cần chuẩn bị những gì phía trên bạn có thắc mắc gì nữa không? Hãy chia sẻ với chúng tôi và mọi người để cùng nhau thực hiện ước mơ khởi nghiệp nói chung và mở quán cafe nói riêng. Chúc các bạn thành công!
Nguồn FnB Việt Nam

Không có nhận xét nào