Mở Quán Cafe Có Cần Đăng Ký Kinh Doanh Không?

 

Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không

Kinh doanh cafe là hình thức khởi nghiệp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu được các pháp lý khi kinh doanh loại hình này. Vậy mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?

Mở Quán Cafe Có Cần Đăng Ký Kinh Doanh Không? (Nguồn: Internet)
Để giải đáp thắc mắc cho nhiều bạn trẻ, chủ doanh nghiệp về vấn đề mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo một số chia sẻ sau:

Lưu ý khi mở quán cà phê có phải đăng ký kinh doanh 

1. Tại sao phải đăng ký kinh doanh

Nhiều người đến thời điểm hiện tại đã kinh doanh quán cafe rồi nhưng luôn thắc mắc mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là CÓ. Đây là thủ tục pháp lý quán cafe đầu tiên, quan trọng mà bắt buộc bạn phải thực hiện để tránh những hệ quả, thiệt hại về tài chính sau này!
Hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của chủ thể kinh doanh và chỉ cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.
Vì là quy định của nhà nước nên việc đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe là việc tiên quyết phải thực hiện.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Bắt Đầu Từ Đâu?

2. Mức độ xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh

Khi  mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Mức độ xử lý và khoảng tiền bị phạt là bao nhiêu?
Trường hợp nếu chủ quán cafe không có giấy phép kinh doanh được tính vào hoạt động trái phép  sẽ bị phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng hoặc cao hơn tùy mức độ vi phạm.
Mở quán cafe đã tốn rất nhiều chi phí, tại sao bạn lại phải để mất tiền vô lý như vậy? Hãy đăng ký kinh doanh ngay để không ảnh hưởng về tiền bạc, uy tín quán cafe của mình.
Đăng ký kinh doanh là điều bắt buộc cần làm khi mở quán cafe (Nguồn: Internet)

3. Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh?

Ngoài câu hỏi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? thì vẫn có nhiều người thắc mắc mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì các hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, nếu bạn không nằm trong các trường hợp được liệt kê trên thì BẮT BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ giấy phép kinh doanh để đảm bảo đúng tính pháp lý.
Nên đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở quán cafe (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh

Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không đã có câu trả lời. Vậy để đăng ký đúng bạn cần xác định loại hình kinh doanh của mình:
  • Doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình
  • Hộ kinh doanh: hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
  • Cá nhân kinh doanh: hoạt động kinh doanh rất nhỏ
Sau khi xác định được loại hình sẽ đăng ký xin giấy phép kinh doanh, bạn sẽ tiếp tục hoàn thành các thủ tục sau:

1. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe

Hồ sơ để xin giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Bản sao CMND của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê địa điểm (nếu có).
Tiếp đến, bạn thực hiện theo trình tự sau đây:
  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và gửi đến phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố theo địa chỉ đăng ký và nộp lệ phí.
  • Bước 2: Chờ cơ quan xét duyệt hồ sơ, thời hạn 3 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh, kiểm tra thông tin chính xác chưa? Yêu cầu bổ sung sửa đổi nếu cần thiết (Quy định sửa đổi bổ sung trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp).
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn: Internet

2. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Vì kinh doanh quán cafe được xếp vào loại hình dịch vụ ăn uống, bởi vậy ngoài giấy phép kinh doanh bạn cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
Tiếp theo, bạn thực hiện theo trình tự sau đây:
  • Bước 1: Đến lấy mẫu hồ sơ tại chi cục, cục an toàn vệ sinh thực phẩm, điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan và đóng lệ phí theo quy định.
  • Bước 2: Chờ cơ quan thẩm định cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ nhận được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Khi đó đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.
Để đảm bảo nhận được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nên đầu tư vào nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị và không gian bếp, khu pha chế của quán luôn đảm bảo vệ sinh và các yêu cầu cần thiết.
Như vậy có thể khẳng định câu trả lời cho câu hỏi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Là CÓ nhé các bạn. Dù là quán cafe với quy mô nhỏ hay lớn vẫn phải cần đăng ký kinh doanh và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của nhà nước để giúp việc hoạt động kinh doanh diễn ra tốt nhất!
Chúc bạn thành công!
Nguồn FnB Việt Nam

Không có nhận xét nào