Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Bắt Đầu Từ Đâu?
Mở quán cafe bắt đầu từ đâu
Kinh doanh quán cafe đã và đang là xu hướng khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ, đây cũng là hướng phát triển tiềm năng, đáng để thử sức. Vậy khi mở quán cafe bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những gì?
Tiềm năng khi kinh doanh quán cafe?
F&B là một trong những ngành phát triển vượt trội hiện nay, trong đó kinh doanh cafe là xu hướng được nhiều người khởi nghiệp quan tâm. Tại sao kinh doanh cafe được yêu thích như vậy?
Có thể thấy, nhu cầu ăn uống, giải trí, vui chơi của giới trẻ ngày nay tăng lên đột biến, đặc biệt việc tìm kiếm những điểm, quán cafe mới lạ, độc đáo đang tăng cao bất ngờ. Kinh doanh cafe thật sự là “mảnh đất tốt” bạn không thể bỏ qua nếu có mong muốn làm giàu bởi lợi nhuận của việc kinh doanh cafe khá hấp dẫn.
Theo thống kê hiện nay, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh cafe đang nằm top của ngành F&B. Đây thật sự là lĩnh vực bạn nên thử sức.
Rủi ro khi kinh doanh quán cafe là gì?
Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro mà bạn nên lường trước để tìm cách xử lý. Mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Từ việc xử lý những rủi ro bao gồm:
- Mô hình kinh doanh quán cafe có đủ sức cạnh tranh.
- Ý tưởng kinh doanh bị trùng lặp?
- Sự cố về pháp lý (giấy phép kinh doanh)
- Rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thái độ phục vụ của nhân viên khiến khách hàng không hài lòng?
- Doanh thu đem lại thấp hơn chi phí duy trì?
Để giải quyết những vấn đề trên, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm được chúng tôi đúc kết.
Kinh nghiệm mở quán cafe bắt đầu từ đâu?
Nghiên cứu thị trường – khách hàng mục tiêu
Rất nhiều người nóng vội bắt tay ngay vào kinh doanh mà bỏ qua việc khảo sát nghiên cứu nhưng đây là bước khá quan trọng. Việc phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng được mô hình kinh doanh, tìm được những điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh, rút kinh nghiệm và đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất.
Ngoài ra việc nghiên cứu có thể xác định được địa điểm kinh doanh, phong cách trang trí, menu cũng như giá cả phù hợp.
Xác định mô hình kinh doanh
Sau khi nghiên cứu thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu, xác định mô hình kinh doanh là câu trả lời tiếp theo trong tiêu điểm mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Thị trường kinh doanh quán cafe khá đa dạng, tùy vào mức vốn và định hướng bạn có thể tham khảo một số loại hình sau:
- Cafe take away: Mô hình cafe mang đi, nhanh chóng và tiện lợi dành cho người bận rộn.
- Cafe bình dân, vỉa hè: Thường là các quán cafe quy mô nhỏ, giá rẻ, chi phí đầu tư ít, phù hợp với mọi khách hàng.
- Cafe sách: Nơi người yêu thích sách, tìm kiếm không gian yên tĩnh để đọc sách, nghỉ ngơi, thưởng thức cafe.
- Cafe ăn sáng: Mô hình ăn sáng kết hợp với cafe thường được giới văn phòng, người bận rộn yêu thích nhờ tính tiện lợi.
- Cafe sân vườn: Loại hình kinh doanh đầu tư cao, không gian thoáng đẹp, thường được người có thu nhập ổn định lựa chọn.
- ….
Kế hoạch sử dụng chi phí kinh doanh
Bước tiếp theo để giải đáp mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Đó chính là việc lập kế hoạch sử dụng chi phí kinh doanh. Những chi phí bạn phải đầu tư bao gồm:
- Chi phí thuê địa điểm/mặt bằng:
Mặt bằng tốt sẽ hỗ trợ việc kinh doanh tốt hơn, do đó ai cũng mong tìm được vị trí đông đúc, giao thông thuận tiện, mặt tiền nhiều người qua lại,… Tuy nhiên tùy vào mô hình kinh doanh của mình mà lựa chọn địa điểm phù hợp với chi phí có thể bỏ ra khi duy trì quán.
Mẹo dành cho bạn là không chỉ tập trung lựa chọn những nơi đông người, ngoài những đặc thù của dạng cafe take away, cafe ăn sáng,…đối với loại hình cafe sân vườn, cafe sách,…nên lựa chọn địa điểm yên tĩnh, nhẹ nhàng.
- Chi phí thiết kế, nội thất:
Đầu tư vào thiết kế là điều cần thiết, điều này sẽ giúp tạo nên điểm nhấn riêng, sự khác biệt để khách hàng nhớ đến bạn và lựa chọn bạn chứ không phải là quán cafe nào khác.
Ngoài ra nội thất cần trang bị cho quán bao gồm: bàn ghế, đèn, quạt, máy lạnh,…Nếu có thể bạn nên giảm chi phí bằng cách liên hệ những đơn vị thanh lý bàn ghế dành cho quán cafe với chi phí rẻ nhưng phải kiểm tra kỹ chất lượng nhé!
- Chi phí nguyên liệu, thiết bị pha chế:
Để phát triển lâu dài cần đảm bảo nguyên liệu tốt nhất, bắt buộc đầu tư vào nguồn nguyên liệu chất lượng. Bạn có thể hợp tác với các quán cafe khác để tìm nguồn nguyên liệu tốt, mua số lượng lớn để được giá rẻ. Bạn cũng cần trang bị cho quán cafe của mình các dụng cụ, máy móc pha chế chuyên nghiệp nhất.
- Chi phí thuê nhân viên:
Thông thường mở quán cafe sẽ có 2-3 nhân viên phục vụ và pha chế. Để tiết kiệm chi phí này bạn nên thuê theo giờ hoặc tự học pha chế để trực tiếp làm cho chính quán của mình.
- Chi phí pháp lý:
Tránh những rủi ro sau này, khi dự định kinh doanh quán cafe bạn nên xin đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm ước tính trên 1,5 triệu đồng, có thể phát sinh nhiều chi phí pháp lý khác dựa theo quy mô kinh doanh của bạn.
Kế hoạch truyền thông Marketing
Sau khi hoàn thiện sơ bộ về quán cafe, bạn nên đưa ra kế hoạch truyền thông trước khi khai trương giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn. Có thể tham khảo một số phương pháp truyền thông cho quán cafe như sau:
- Mạng xã hội – nền tảng được nhiều người sử dụng hiện nay như Fanpage và Group Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter,…
- Phát triển thương hiệu của quán cafe của bạn trên Google map, Website,…
- Tận dụng nền tảng ứng dụng đặt đồ ăn như Now, Grab, Beamin,…
- Xây dựng chương trình truyền thông thực tế như tổ chức các buổi khuyến mại, phát tờ rơi, giao lưu âm nhạc, voucher, câu chuyện chia sẻ….
Sau tất cả những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Chúng tôi tin rằng bạn sẽ biến ý tưởng của mình thành hiện thực và kinh doanh cafe thật thành công!
Cảm ơn và chúc bạn thành công!
Nguồn FnB Việt Nam
Nhận Xét