Giải đáp thắc mắc mở quán cafe cần chuẩn bị những gì

 Kinh doanh quán cafe là ngành nghề được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn để khởi nghiệp bởi tiềm năng mà chúng mang lại. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của nó cũng vô cùng lớn đòi hỏi bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như có chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn mở quán cafe cần chuẩn bị những gì để giảm thiểu rủi ro dẫn đến thất bại.

Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? (Nguồn ảnh: Internet)

Bí quyết mở quán cafe cần chuẩn bị những gì

Theo thống kê năm 2020, có rất nhiều quán cafe được mở ra nhưng không ít quán gặp phải những khó khăn dẫn đến tình trạng thất bại và sang nhượng lại quán. Vì vậy, nếu bạn đang muốn kinh doanh quán cafe thì cần phải học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm để biết mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Làm thế nào để thành công?

Bước 1: Phân tích, nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng

Rất nhiều người thường bỏ qua bước nghiên cứu thị trường vì nghĩ nó không quan trọng, tuy nhiên đây là sai lầm vô cùng to lớn. Phân tích và nghiên cứu thị trường là việc bạn nghiên cứu quy mô phát triển thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Nó sẽ giúp cho bạn biết được mở quán cafe cần chuẩn bị những gì là phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng, giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên suôn sẻ, thành công hơn.

Ảnh có chứa văn bản, người, phòng, nhà hàng

Mô tả được tạo tự động

Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng là một trong những bước quan trọng quyết định sự thành công khi kinh doanh (Nguồn ảnh: Internet)

Bước 2: Hướng dẫn lập kế hoạch – Chiến lược kinh doanh

Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về thị trường quán cafe thì bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nan giúp bạn lườn trước được mở quán cafe cần chuẩn bị những gì và theo dõi được tiến trình hoàn thành các công việc đó như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý 2 yếu tố sau:

  • Kế hoạch kinh doanh: Thông thường, để lập được một bảng kế hoạch kinh doanh bạn cần phải xác định được các yếu tố như định hướng, mục tiêu kinh doanh, kế hoạch bán hàng, kế hoạch quản lý,…

  • Ngân sách mở quán cafe: Kinh doanh bất kỳ mô hình gì cũng cần xác định được số vốn ban đầu là bao nhiêu, có thể là vài chục triệu hoặc vài trăm triệu,… Tuy nhiên, số để mở quán cafe thường được chia là 3 khoản chi phí chính là chi phí cố định, chi phí hoạt động, chi phí dự trù.

Bước 3: Xác định mô hình kinh doanh 

Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, mỗi mô hình sẽ có một những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy bạn cần lựa chọn mô hình phù hợp với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Sau đây là một số mô hình mở quán cafe tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:

  • Quán cafe bệt, cóc vỉa hè, bình dân

Bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh mô hình này, bởi số vốn đầu tư ít mà lợi nhuận thu về lại không hề nhỏ. Đối với mô hình cafe này bạn chỉ cần lựa chọn những mặt bằng ở những nơi thoáng mát, tập trung đông khách hàng mục tiêu,…

  • Quán cafe take away

Đây là mô hình được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp bởi bạn không phải tốn quá nhiều chi phí thuê mặt bằng, nhân sự, điện nước,… nhưng nó lại có sự cạnh tranh vô cùng cao. Vì vậy bạn cần đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ chân và thu hút khách hàng.

  • Quán cafe sân vườn

Có rất nhiều chủ đầu tư ngần ngại khi lựa chọn mô hình quán cafe sân vườn để khởi nghiệp bởi nó cần số vốn đầu tư cao. Tuy nhiên nguồn lợi thu về cũng không hề nhỏ, vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ càng trước khi lựa chọn mô hình này.

  • Quán cafe Acoustic

Quán cafe Acoustic hay còn gọi là quán cafe âm nhạc, được rất nhiều các bạn trẻ ngày nay yêu thích. Bởi nó đem đến một không gian thoải mái giúp cho khách hàng vừa giải khát vừa thưởng thức âm nhạc. 

Ảnh có chứa văn bản, người, trong nhà, tường

Mô tả được tạo tự động

Mô hình quán cafe Acoustic (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các mô hình khác mà bạn có thể tham khảo như cafe game online, cafe nhượng quyền,…

Bước 4: Địa điểm kinh doanh – Thiết kế quán cafe

Sau khi xác định được phong cách, bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh quán cafe sao cho phù hợp nhất. Có hai yếu tố quyết định đến việc lựa chọn địa điểm mà bạn cần lưu ý:

  • Ngân sách mở quán: 

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách, bạn nên tính toán cẩn thận bởi nếu lựa chọn địa điểm có mức chi phí quá cao sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt ngân sách.

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu: 

Tùy theo đối tượng mục tiêu khác nhau mà bạn nên lựa chọn địa điểm cũng như phong cách thiết kế sao cho phù hợp. Bạn có thể thuê những công ty thiết kế để trông chuyên nghiệp hơn hoặc tự mình thiết kế.

Bước 5: Xây dựng menu, tìm nguồn nguyên liệu – trang thiết bị pha chế

Để xây dựng menu của quán cafe bạn cần dựa trên sở thích của khách hàng mục tiêu, ngoài ra cũng cần cập nhật những xu hướng mới để thu hút khách hàng. Đặc biệt bạn cần tìm nguồn nguyên liệu – trang thiết bị chất lượng, uy tín để đem lại những món đồ uống tuyệt vời. Nếu có điều kiện, bạn nên tham gia vào các lớp học pha chế để chủ động hơn trong việc kinh doanh. 

Ảnh có chứa văn bản

Mô tả được tạo tự động

Menu là yếu tố quan trọng giúp giữ chân và thu hút khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)

Bước 5: Tuyển dụng nhân viên và quản lý quán cafe 

Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Tuyển dụng nhân viên và quản lý quán cafe là một trong những việc mà bạn cần làm. Để một quán cafe vận hành và phát triển thì không thể chỉ một mình bạn là có thể làm được. Vì vậy, tùy theo số lượng công việc cũng như là quy mô mà bạn biết được mình cần tuyển những vị trí nào như: quản lý, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, pha chế, bảo vệ,… Trong thời gian đầu, bạn nên tham gia vào một trong số những vị trí trên để hiểu thêm về nhân viên và quản lý quán hiệu quả hơn.

Bước 7: Đăng ký giấy phép kinh doanh

Một số chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thường nghĩ rằng chỉ với những mô hình quán cafe lớn thì mới cần đăng ký giấy phép kinh doanh, còn những mô hình vừa và nhỏ thì không cần thiết. Tuy nhiên, theo quy định thì bất kỳ mô hình nào bạn cũng cần đăng ký đầy đủ các giấy tờ pháp lý. 

Bước 8: Phát triển các chiến lược Marketing cho quán

Việc thực hiện các chiến lược Marketing là cách đơn giản nhất để xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Có rất nhiều cách Marketing khác nhau, bạn có thể sử dụng những chiến dịch quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, các chương trình khuyến mãi, banner,… cũng như các chiến dịch Marketing Online giúp quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã trả lời được câu hỏi: Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì?” Mở quán cafe không khó, tuy nhiên để thành công bạn phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều.


Không có nhận xét nào